Con đường tới quyền lực và cai trị Khmer_Đỏ

Đại hội thứ hai của KPRP

Sau khi quay lại Campuchia năm 1953, Pol Pot lao mình vào những hoạt động của đảng. Ban đầu ông gia nhập các lực lượng liên minh với Việt Minh hoạt động tại các vùng nông thôn tỉnh Kampong Cham (Kompong Cham). Sau khi chiến tranh kết thúc ông chuyển tới Phnom Penh thuộc "ủy ban đô thị" của Tou Samouth nơi ông trở thành một đầu mối liên lạc quan trọng giữa các đảng bí mật cánh tả và phong trào cộng sản bí mật.

Các đồng chí của ông, Ieng SaryHou Yuon, trở thành thầy giáo tại một trường trung học mới, trường Lycée Kambuboth, được Hou Yuon giúp thành lập. Khieu Samphan trở về từ Paris năm 1959, dạy ở khoa luật trường Đại học Phnom Penh, và lập ra một ấn bản cánh tả bằng tiếng Pháp, tờ L'Observateur. Tờ báo nhanh chóng có được danh tiếng trong giới hàn lâm ở Phnom Penh. Năm sau đó, chính phủ đóng cửa tờ báo và cảnh sát của Sihanouk công khai làm bẽ mặt Khieu bằng cách đánh đập, lột quần áo và chụp ảnh ông ở nơi công cộng – như Shawcross ghi chú, "không phải là kiểu làm nhục mà con người có thể tha thứ hay quên đi".

Tuy nhiên việc này không ngăn cản Khieu ủng hộ việc hợp tác với Sihanouk nhằm tạo điều kiện cho một mặt trận thống nhất chống lại các hoạt động của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Như đã đề cập, Khieu Samphan, Hou Yuon, và Hu Nim bị buộc phải "làm việc trong hệ thống" bằng cách gia nhập Sangkum và bằng cách chấp nhận các chức vụ trong chính phủ của vị hoàng thân.

Cuối tháng 9 năm 1960, 21 lãnh đạo của KPRP tổ chức một đại hội bí mật trong một căn phòng trống ở ga đường sắt Phnom Penh. Sự kiện then chốt vẫn bị che giấu bởi những nghị quyết của nó đã trở thành một chủ đề tranh cãi (và có thể được coi là sự viết lại lịch sử) giữa các phái Khmer ủng hộ và chống Việt Nam.

Câu hỏi về sự hợp tác, hay chống đối, với Sihanouk được thảo luận kỹ. Tou Samouth, người ủng hộ một chính sách hợp tác, được bầu làm tổng thư ký của KPRP được đổi tên lại thành Đảng Công nhân Kampuchea (WPK). Đồng minh của ông, Nuon Chea (cũng được gọi là Long Reth), trở thành phó tổng thư ký; tuy nhiên, Pol PotIeng Sary được chỉ định vào Bộ chính trị giữ các vị trí thứ ba và thứ tư trong đảng mới được đổi tên. Việc đổi tên rất quan trọng. Bằng việc tự xưng là đảng của những người công nhân, phong trào của Campuchia tự tuyên bố có vị thế tương tự như Đảng Lao động Việt Nam. Chế độ ủng hộ Việt Nam của Cộng hòa Nhân dân Kampuchea (PRK) ngụ ý trong những năm 1980 rằng cuộc gặp vào tháng 9 năm 1960 không mang ý nghĩa gì hơn một kỳ đại hội lần thứ hai của KPRP.

Ngày 20 tháng 7 năm 1962, Tou Samouth bị ám sát. Tháng 2 năm 1963, tại đại hội lần thứ hai của WPK, Pol Pot được chọn kế vị Tou Samouth trở thành bí thư của đảng. Nuon Chea vẫn là phó bí thư, đồng minh của Tou Samouth là Noun Suon và Keo Meas, bị loại khỏi Ủy ban Trung ương và bị thay thế bởi Son Sen và Vorn Vet. Từ đó về sau, Pol Pot và các đồng chí trung thành từ nhóm sinh viên tại Paris nắm quyền kiểm soát trung ương đảng, loại bỏ các cựu binh lớn tuổi, những người bị coi là quá ủng hộ Việt Nam.

Tháng 7 năm 1963, Pol Pot và hầu hết ủy ban trung ương rời Phnom Penh để thành lập một căn cứ khởi nghĩa tại tỉnh Ratanakiri ở phía đông bắc. Pol Pot ngay trước đó đã được đưa vào một danh sách 34 nhân vật cánh tả được Sihanouk triệu hồi tham gia chính phủ và ký các tuyên bố nói rằng Sihanouk là lãnh đạo duy nhất có thể của đất nước. Pol Pot và Chou Chet là những người duy nhất trong danh sách bỏ trốn. Tất cả những người khác đồng ý hợp tác với chính phủ và sau đó bị cảnh sát canh giữ 24/24.

Sihanouk và GRUNK

Vùng Pol Pot và những người khác chuyển tới là nơi sinh sống của các bộ lạc thiểu số, Khmer Loeu, với hành động đối xử hung bạo (gồm cả việc tái định cư và cưỡng bức đồng hóa) từ chính phủ trung ương khiến họ tự nguyện tham gia vào cuộc chiến tranh du kích. Năm 1965, Pol Pot thực hiện một chuyến viếng thăm kéo dài nhiều tháng tới miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc.

Ông nhận được một số bài huấn luyện tại Trung Quốc, làm gia tăng ảnh hưởng của mình khi quay lại những vùng giải phóng của WPK. Dù có mối quan hệ hữu nghị giữa Norodom Sihanouk và người Trung Quốc, nước này vẫn giữ bí mật chuyến thăm của Pol Pot với Sihanouk. Tháng 9 năm 1966, đảng đổi tên thành Đảng Cộng sản Kampuchea (CPK).

Việc đổi tên đảng được giữ bí mật cao. Những đảng viên cấp thấp của đảng và thậm chí cả người Việt Nam đều không được thông báo về điều này và các đảng viên cũng không biết cho tới nhiều năm sau. Giới lãnh đạo đảng tán thành việc đấu tranh vũ trang chống chính phủ, khi ấy dưới sự lãnh đạo của Sihanouk. Năm 1967, CPK đã có nhiều nỗ lực nổi dậy nhưng không có nhiều thành công.

Năm 1968, các lực lượng Khmer tiến hành một cuộc nổi dậy trên khắp đất nước Campuchia (xem thêm Nội chiến Campuchia). Khmer Đỏ gồm 3 nhóm chính hoạt động độc lập và cạnh tranh với nhau:

  • Nhóm Đông Bắc: gồm Pol Pot, Ieng Sary, Son Sen, Khieu Samphan do Pol Pot lãnh đạo có căn cứ địa ở vùng dân tộc thiểu số tại Đông Bắc Campuchia
  • Nhóm Tây Nam: gồm Hu Nim, Hou Yuon, Phok Chay và Tin Op do Hu Nim lãnh đạo có căn cứ tại miền Nam và Tây Nam Campuchia trong vùng dãy núi Con Voi và dãy núi Đậu Khấu
  • Nhóm miền Đông: gồm So Phim, Keo Muni, Chou Chet do So Phim lãnh đạo có căn cứ tại miền Đông ở các tỉnh đông dân giữa sông Mekong và biên giới Việt Nam

Dù Bắc Việt Nam không được thông tin về quyết định này, các lực lượng của họ đã cung cấp nơi ẩn náu và vũ khí cho Khmer Đỏ sau khi cuộc nổi dậy diễn ra. Sự ủng hộ cuộc nổi dậy của người Việt Nam khiến quân đội Campuchia không thể đàn áp một cách hiệu quả. Trong hai năm tiếp sau, cuộc nổi dậy lớn mạnh bởi Sihanouk không có nhiều nỗ lực ngăn chặn. Khi đã trở nên mạnh hơn, cuối cùng đảng công khai tuyên bố mình là Đảng Cộng sản Kampuchea (CPK).

Sức hấp dẫn chính trị của Khmer Đỏ gia tăng như một kết quả của tình hình được tạo ra sau khi Sihanouk bị lật đổ năm 1970. Thủ tướng Lon Nol, với sự ủng hộ của Quốc hội, hạ bệ Sihanouk. Sihanouk, lưu vong ở Bắc Kinh, tham gia liên minh với Khmer Đỏ thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia đứng đầu là Sihanouk, và Các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng dân tộc Campuchia Khieu Samphan đứng đầu (ngày 23 tháng 3 năm 1970) và trở thành lãnh đạo danh nghĩa của chính phủ lưu vong đa số Khmer Đỏ (được gọi theo tên viết tắt tiếng Pháp là GRUNK) và được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ủng hộ (Chính phủ Vương quốc Đoàn kết Dân tộc Campuchia).

Phong trào giành được sức mạnh và sự ủng hộ ở những khu vực rừng núi phía Đông Bắc và đã có được vị thế vững chắc khi lãnh đạo Campuchia là Hoàng thân Sihanouk bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 1970. Vị cựu hoàng thân sau đó quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của Khmer Đỏ. Với mối đe dọa từ cuộc Nội chiến đang đến gần, Khmer Đỏ giành được sự ủng hộ bằng cách nhận lấy hình ảnh của một "đảng vì hòa bình".

Danh tiếng của Sihanouk ở những vùng nông thôn Campuchia cho phép Khmer Đỏ mở rộng quyền lực và ảnh hưởng tới mức vào năm 1973 trên thực tế họ kiểm soát đa phần lãnh thổ Campuchia, dù chỉ với một phần nhỏ dân số. Nhiều người Campuchia đã giúp Khmer Đỏ chống lại chính phủ Lon Nol nghĩ rằng họ đang chiến đấu cho sự trở lại của Sihanouk.

Mối quan hệ giữa những cuộc ném bom rải thảm vào Campuchia của Hoa Kỳ và sự lớn mạnh của Khmer Đỏ, trong việc thực hiện tuyển mộ binh lính và sự ủng hộ của dân chúng, là một vấn đề thu hút nhiều nhà sử học. Năm 1984 Craig Etcheson thuộc Trung tâm Tài liệu Campuchia cho rằng "không thể" quả quyết rằng Khmer Đỏ không thể chiến thắng nhưng sự can thiệp của Hoa Kỳ và những cuộc ném bom quả thực có giúp Khmer Đỏ tuyển một số binh sĩ, "dù sao họ cũng sẽ thắng".[16] Một số nhà sử học nêu ra sự can thiệp và các chiến dịch ném bom của Hoa Kỳ (giai đoạn 1965–1973) là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự gia tăng ủng hộ dành cho Khmer Đỏ trong tầng lớp nông dân Campuchia. Nhà sử học Ben Kiernan và Taylor Owen đã sử dụng một sự tổng hợp bản đồ vệ tinh chi tiết, được giải mật gần đây về phạm vi những hoạt động ném bom, và lời chứng của những người nông dân, để cho rằng đã có sự tương quan giữa những làng mạc bị ném bom và việc tuyển mộ những người nông dân của Khmer Đỏ. Trong cuộc nghiên cứu năm 1996 về cách thức Pol Pot nổi lên nắm quyền lực, Kiernan cho rằng sự can thiệp từ bên ngoài "có lẽ là yếu tố quan trọng duy nhất trong sự trỗi dậy của Khmer Đỏ".[17] Mùa thu năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên từ thời Nixon tới Việt Nam. Trong một động thái mang tính nhân đạo, Clinton đã cho giải mật nhiều dữ liệu của Không quân Mỹ về tất cả những vụ ném bom từ năm 1964 tới năm 1975 tại Đông Dương. Điều này cho phép vẽ bản đồ các địa điểm bị ném bom, và xác định vị trí những nơi có thể còn sót lại bom mìn.[18]

Tới những năm 1970, lý tưởng của Khmer Đỏ là sự tổng hợp các ý tưởng của họ với các ý tưởng chống thực dân của PCF, mà các lãnh đạo của họ có được khi theo học tại các trường Đại học ở Pháp thập niên 1950. Tới năm 1975, với việc chính phủ Lon Nol không còn vũ khí, rõ ràng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi chính phủ này sụp đổ. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh.

Sự tham gia của Hoa Kỳ

Năm 1973, ngay trước khi Pol Pot nắm quyền cai trị toàn bộ nước Campuchia, Chính phủ Khmer Cộng hòa, với sự hỗ trợ của Mỹ, "đã ném khoảng nửa triệu tấn bom xuống Campuchia." Nhiều người mất người thân và bạn bè đã gia nhập vào cuộc cách mạng của Khmer Đỏ. Tuy nhiên không lực của Hạm đội 7 Hoa Kỳ cho rằng việc ném bom đã ngăn chặn sự sụp đổ của Phnom Penh năm 1973 với việc tiêu diệt 16,000 trong số 25,500 chiến binh Khmer Đỏ đang bao vây thành phố.[19]

Sau này hóa ra con số "khoảng một nửa triệu tấn bom" là quá thấp. Khi tổng thống Bill Clinton giải mật dữ liệu của Không quân về toàn bộ các cuộc ném bom ở Đông Dương giai đoạn 1964 và 1975. Tính riêng tại Campuchia

Từ ngày 4 tháng 10 năm 1965, đến ngày 15 tháng 8 năm 1973, Hoa Kỳ đã ném lượng bom xuống Campuchia lớn hơn rất nhiều con số mọi người từng tính trước đây: tương đương 2,756,941 tấn, đã được ném xuống trong 230,516 phi vụ vào 113,716 địa điểm. Chỉ hơn 10% trong số đó là không nhắm vào vị trí cụ thể, với 3,580 phi vụ được liệt kê là có mục tiêu "không rõ ràng" và 8,238 phi vụ hoàn toàn không có địa điểm.... Tổng trọng lượng bom ném xuống trong giai đoạn này lớn hơn gần gấp năm lần con số mọi người thường nghĩ. Nếu tính tới con số đã được sửa đổi là 2,756,941, Đồng minh chỉ mém hơn 2 triệu tấn bom trong toàn bộ Thế Chiến II, gồm cả những quả bom ném xuống HiroshimaNagasaki: 15,000 và 20,000 tấn. Campuchia có thể là quốc gia bị ném bom dữ dội nhất trong lịch sử.... Việc ném bom buộc những người Cộng sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào trong Campuchia, khiến họ có liên hệ mật thiết hơn với những người nổi dậy Khmer Đỏ [và] đẩy những người dân thường Campuchia vào trong tay Khmer Đỏ, một nhóm dường như ban đầu không có triển vọng thực hiện thành công cuộc cách mạng.[20]

Nixon đã ra lệnh rằng, "Họ (Không lực Hoa Kỳ) phải đi tới đó và tôi muốn nói là thật sự vào đó... Tôi muốn tất cả những thứ gì có thể bay được phải đi vào đó và làm chúng khốn đốn. Không có giới hạn về khoảng cách và không có giới hạn về ngân sách. Rõ chưa?"[20] Taylor OwenBen Kiernan thuộc Đại học Yale lưu ý rằng, "Trước đó, ước tính trong khoảng 50,000 tới 150,000 thường dân Campuchia thiệt mạng trong những vụ ném bom. Với tổng lượng bom tăng gấp năm lần, con số thương vong chắc chắn sẽ cao hơn."[20]

Hoa Kỳ ủng hộ những đảng phái đối lập có tư tưởng chống cộng ở Campuchia trong những nỗ lực lật đổ người Việt Nam và chế độ Cộng hòa Nhân dân Kampuchea được Việt Nam hậu thuẫn; nó là một phần trong thái độ chống Việt Nam và chống Liên Xô đang thắng thế thời điểm đó, đặc biệt ở lúc cao điểm cuộc Chia rẽ Trung – Xô, bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng ủng hộ Khmer Đỏ chống lại chính quyền Cộng hòa Nhân dân Kampuchea thân Việt Nam. Hoa Kỳ đã giúp các du kích Khmer Đổ rút chạy vào Thái Lan sau khi quân Việt Nam tràn vào lãnh thổ Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Hoa Kỳ cùng Trung Quốc ủng hộ "Liên minh chính phủ Kampuchea dân chủ" (trong đó có Khmer Đỏ) tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính phủ Hun Sen tại Campuchia và đồng minh Việt Nam của họ.[21] Hoa Kỳ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ. Một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978 có viết “Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới” và “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khmer_Đỏ http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su... http://www.bbc.com/news/world-asia-pacific-1068439... http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-2091.h... http://www.economist.com/world/international/displ... http://books.google.com/books?id=3NHoI2HoFiQC&prin... http://books.google.com/books?id=KoaKt8a_7ngC http://books.google.com/books?id=Mq8sAcvg-AgC http://books.google.com/books?id=OWVFpQjmNaAC http://www.nybooks.com/articles/archives/2011/jan/... http://www.phnompenhpost.com/national/pol-pot-dile...